Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng xanh. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn gắn kết với phát triển đô thị, khai thác và phát huy nguồn lực đất đai trong xây dựng, phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp cả về số lượng, chất lượng; chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, thoái hóa đất. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống phá rừng, suy giảm chất lượng rừng; nâng cao chất lượng và trữ lượng rừng; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản, bảo tồn đa dạng sinh học.
Bảo đảm an ninh, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững nguồn nước. Khuyến khích phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường; thu hút doanh nghiệp đầu tư xử lý nước thải, chất thải rắn, trước hết là tại các làng nghề, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu xử lý rác tập trung.
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới từng vùng, địa phương; hướng dẫn người dân và doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng chính sách, lộ trình thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, khí metal trong nông nghiệp phù hợp với cam kết quốc tế. Chủ động phòng, chống thiên tai, sử dụng đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công trình và phi công trình; phát huy vai trò của cộng đồng dân cư.
Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Thị Sự và Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam trao giải Khuyến khích cho các tác giả. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN)
Tối 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội.
Giải do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo tổ chức.
Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt được giao phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank trực tiếp tổ chức thực hiện.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải, khẳng định chất lượng các tác phẩm độ đồng đều cao, chủ đề các tác phẩm tham dự giải đa dạng, phong phú, phản ánh sâu sắc quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang mô hình kinh tế đa giá trị, nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất theo chuỗi giá trị.
Điển hình như tác phẩm truyền hình Con đường nông sản 2023-Vị thế nông nghiệp của Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Biến rơm thành tiền (Đài Truyền hình Hậu Giang); Nông nghiệp xanh, áp lực tạo ra cơ hội (Thông tấn xã Việt Nam); Đánh thức tiềm năng nuôi trồng hải sản vùng biển Việt Nam (Báo Nông nghiệp Việt Nam); Tín dụng xanh - Động lực cho phát triển bền vững (Báo điện tử Dân Việt); Vững vàng trước thiên tai (Đài Tiếng nói Việt Nam); Vươn mình ra biển lớn (Kênh VTC16)...
Nhìn chung các tác phẩm viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn không đơn thuần chỉ đưa ra thông tin mà còn phân tích thấu đáo cách người nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu; không chỉ dừng ở phản ánh thông thường, mà còn giàu tính phản biện các vấn đề khó khăn, bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát hiện, biểu dương những nhân tố điển hình, điểm sáng tích cực, lan tỏa các giá trị tốt đẹp.
Đã có rất nhiều tác phẩm xuất sắc tập trung viết, phản ánh về hình mẫu người nông dân mới, văn minh, chuyên nghiệp, như: “Cái bắt tay với nông dân” của tác giả Xích Lô, bút danh của đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; “Đi tìm nghìn lẻ một cách làm giàu của nông dân” của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng; “Nông dân miền Tây hụt hơi sau cuộc đua năng suất” của nhóm tác giả Báo điện tử Vnexpress; “Giàng A Hiếu - Người đánh thức”xứ sở hạnh phúc“Suối Giàng” của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (Báo Đầu tư) hay “Người Rắc - Lây viết tiếp giấc mơ Cha-pi dưới chân núi Chúa” của Trung tâm Truyền hình Quân đội... Mỗi tác phẩm đã khắc họa lên được chân dung và cả sự chuyển mình của người nông dân trong thời kỳ mới.
Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, mỗi tác phẩm báo chí thực sự là một công trình nghiên cứu, nguồn tư liệu quý giá để các cơ quan Đảng, Nhà nước tham khảo trong xây dựng chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách; là nguồn động viên, cổ vũ kịp thời người nông dân nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Theo Ban Tổ chức Giải, điểm mới của giải năm nay so với năm đầu tiên là ngoài việc tổ chức nhận bài dự thi đối với tác phẩm báo in và báo điện tử, Giải còn mở rộng thêm hạng mục truyền hình và phát thanh.
Chỉ sau một thời gian ngắn phát động (từ tháng 7/2024), Ban Tổ chức đã nhận được 1.950 tác phẩm hợp lệ thuộc các thể loại báo chí từ hơn 200 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương gửi về tham dự giải. Trong số đó, báo in có 450 tác phẩm, báo điện tử 900 tác phẩm, truyền hình có 350 tác phẩm, phát thanh/podcast có 250 tác phẩm.
Sau quá trình lựa chọn, Ban sơ khảo đã lựa chọn được 70 tác phẩm chất lượng nhất vào vòng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề, với tổng giá trị các giải thưởng 540 triệu đồng./.
Cập nhật ngày: 20/02/2017 15:17:17
ĐTO - UBND tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) tỉnh cùng các địa phương luôn quan tâm đầu tư, đổi mới, nâng cấp các trạm, mạng cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, không để xảy ra thiếu nước sạch sinh hoạt,...
Người dân nông thôn an tâm sử dụng nước sạch
Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn
Toàn tỉnh hiện có 394 trạm cấp nước sạch. Tiếp tục đưa nước sạch về nông thôn, năm 2017 tỉnh đầu tư thêm 6 trạm cấp nước, với tổng kinh phí 28 tỷ đồng (trong đó nguồn của Trung ương là 26 tỷ đồng). 6 trạm này được ưu tiên cho các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Cao Lãnh - là những huyện còn khó khăn về nước sạch. Đảm bảo nước sạch mùa khô, những tháng đầu năm, Trung tâm NS&VSMTNT, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khảo sát trạm cấp nước để duy tu, sửa chữa các công trình bị hỏng; nhắc nhở đơn vị quản lí trạm thực hiện đúng quy định về giá nước, chất lượng nước để có nước sạch liên tục cho người dân. Về chất lượng nước, Chi cục Thủy lợi tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Phòng NN&PTNT phối hợp thực hiện nhiều đợt kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Qua đó, từ 2016 đến nay, đã kiểm tra việc đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của 195 trạm, cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nước sạch khu vực nông thôn, trong đó có 99 cơ sở loại A, 87 cơ sở loại B và 9 cơ sở loại C. Những cơ sở loại C, năm 2017 sẽ tiến hành kiểm tra lại; nhắc nhở chủ quản lí khắc phục, nếu không chuyển biến sẽ xử lý theo quy định.
Chuẩn bị nước sạch trong mùa khô, nhiều địa phương đang đầu tư, mở rộng mạng lưới nước sạch. Huyện Cao Lãnh có kế hoạch trong năm 2017, từ nguồn vốn huyện, đầu tư 4 trạm tại các xã Ba Sao, Tân Hội Trung; mở rộng thêm các mạng nước ở các xã: Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ. Ông Lê Thanh Dũng - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh chia sẻ: “Hiện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Về lâu dài huyện có giải pháp tích cực kêu gọi đầu tư của tư nhân để phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 70% người dân sử dụng nước máy”. Tại huyện Tam Nông, dự kiến sẽ xây mới 1 trạm và nâng cấp 4 trạm tập trung tại những xã còn khó khăn về nước sạch.
Trạm cấp nước xã Hòa Bình, huyện Tam Nông
Đưa nước sạch về nông thôn là chương trình thực hiện từ nhiều năm qua. Ngoài những kết quả đạt được, theo Trung tâm NS&VSMTNT vẫn còn những bất cập như tại một số địa phương: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, người dân các xã giáp biên giới sống rải rác, việc đầu tư trạm nước phải tốn chi phí cao nhưng thu giá nước theo quy định nhà nước không đủ bù vào chi phí nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc mở trạm nước; một số nơi nhân lực quản lí trạm còn thiếu nên khi bị bể ống, hoặc hỏng các thiết bị, công tác sửa chữa còn chậm; một bộ phận nhỏ người dân tiết kiệm nên vẫn còn sử dụng nước dưới sông... Ông Nguyễn Đăng Triều - Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT cho biết: “Để khắc phục những tồn tại, mở rộng mạng lưới nước sạch, năm 2017, Trung tâm NS&VSMTNT phối hợp địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức để bà con sử dụng nước sạch; kêu gọi đầu tư xã hội hóa; đấu nối các trạm nhỏ thành các trạm lớn để dễ thực hiện công tác quản lí; thường xuyên duy tu, sửa chữa công trình có sẵn để đảm bảo phục vụ nước sạch liên tục cho bà con;...”.
Người dân an tâm với nguồn nước sạch
4 năm qua, người dân xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh đã có nước máy sử dụng, không phải lo lắng khi sử dụng nước sông. Chị Nguyễn Thị Bé ngụ ấp 1, xã Phong Mỹ cho biết: “Cách đây 2 năm, nhà tôi chưa xài nước máy, toàn bơm dưới sông lên rồi lắng phèn. Sử dụng nước sông hằng ngày, tôi cũng sợ bị nhiễm bệnh, không an toàn. Từ khi có nước trạm tới nay, gia đình tôi yên tâm sử dụng, không còn lo lắng nữa”. Còn ở xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, trước đây chưa có nước máy, người dân tại xã phải tắm dưới sông. Từ khi có nước máy, nhiều hộ dân đã xây nhà tắm, các bể chứa nước. Nhiều hộ khá, giàu còn lắp đặt vòi sen rất tiện nghi. Cô Nguyễn Thị Đẹp ngụ ấp 4, xã Hòa Bình bộc bạch: “Lúc trước, khó khăn lắm, mỗi lần giặt quần áo, tôi phải chờ nước lớn; ghe chạy ngang là nước dưới sông đục hoặc rác trôi không tắm, giặt gì được. Giờ có nước máy sử dụng tiện lợi mà lại sạch nữa, tôi mừng lắm”. Nguồn nước sạch ổn định, không chỉ là niềm vui cho nhiều phụ nữ nông thôn vì được thoải mái trong sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày mà còn giúp các bà mẹ có con nhỏ yên tâm hơn về sức khỏe của con mình. Xã Hòa Bình hiện có 4 trạm cấp nước tập trung phục vụ cho người dân. Ông Lê Minh Hiếu - Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: “Hòa Bình là xã vùng sâu, nên nước sạch cho người dân là vấn đề bức thiết. Xã được tỉnh, huyện hỗ trợ, đến nay có trên 1.000 hộ dân sử dụng nước sạch, đạt 96,71%. Trong mùa khô này, xã đang tiến hành đấu nối thêm đường ống để cung cấp nước sạch đến cho bà con tại kênh Mười Tải (ấp 5) và kênh Gáo Đôi (ấp 1), phục vụ nước sinh hoạt cho hơn 150 hộ dân”.
Hiện số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh đạt 97%, hộ dân sử dụng nước đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế là 67%. Lộ trình từ đây đến năm 2020, tỉnh dự kiến đầu tư 192 công trình cấp nước, chủ yếu là nâng cấp các trạm cũ, đấu nối các trạm nhỏ thành trạm lớn, với tổng kinh phí khoảng 137 tỷ đồng, cùng nhiều giải pháp tuyên truyền, kêu gọi xã hội hóa...
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện; tỉ lệ nông sản qua chế biến tăng dần, thị trường tiêu thụ được mở rộng, xuất khẩu tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỉ trọng sản phẩm chất lượng cao. Việt Nam trở thành một trong những nước có một số mặt hàng xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Trình độ, học vấn của nông dân nước ta từng bước được nâng cao; tư duy sản xuất kinh doanh nông nghiệp không ngừng đổi mới, dần thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể, tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, về đích sớm hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ khá và giàu tăng; diện mạo nông thôn Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta ngày càng được củng cố, nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển; nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ giới hoá nông nghiệp chưa đồng bộ. Công tác dự báo, thông tin về thị trường sản xuất, tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn nhiều bất cập; lao động nông thôn có xu hướng già hoá; năng suất lao động và thu nhập bình quân của cư dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hoá; ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng; một số vấn đề xã hội phức tạp phát sinh ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong xã hội; năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thật đầy đủ, đúng mức, nên có lúc, có nơi cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền còn thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại, chưa sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan thiếu chặt chẽ; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống dịch vụ công chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số cơ chế, chính sách chậm ban hành, chưa sát thực tiễn, thiếu nguồn lực thực hiện, chậm sửa đổi, bổ sung, nhất là về đất đai, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, tổ chức sản xuất. Đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa cao.
1. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn lực của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
2. Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Mục tiêu cao nhất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Chú trọng xây dựng nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, yêu nước, đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, có ý chí, khát vọng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường; được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước tiếp cận các dịch vụ của đô thị.
3. Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
4. Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn với không gian di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; bảo vệ các giá trị của nền văn minh lúa nước, bản sắc văn hoá dân tộc cao đẹp. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cần chú trọng phát triển hài hoà, đồng bộ cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, gắn với cơ cấu lại lao động, tạo sinh kế, việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho nông dân và cư dân nông thôn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là các địa bàn chiến lược trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững các hệ sinh thái. Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và an toàn cho nhân dân.
5. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn.