Cơ quan của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Cơ quan của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động, như ngày, giờ…Song, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng với mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Do đó lượng giá trị của hàng hóa không phải do thời gian lao động cá biệt quy định (vì nếu như vậy thì người sản xuất ra hàng hóa càng lười, càng yếu kém bao nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của họ lại càng lớn bấy nhiêu). Mà lượng giá trị của hàng hóa được đo bởi “thời gian lao động xã hội cần thiết”.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, tức là với một mức trang bị kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình của xã hội. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường. Như vậy, thời gian lao động cá biệt chỉ quyết định giá trị cá biệt của hàng hóa.
Để giải thích được vì sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thì cần hiểu nó có liên quan đến hai thuộc tính. Cả giá trị và giá trị sử dụng đều không phải do hai lao động kết tinh tại đó mà nó liên quan đến tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới hình thức cụ thể liên quan đến nghề nghiệp nhất định. Khi đó sẽ tạo ra được giá trị sử dụng cho đối tượng lao động, mục đích riêng. Kể cả công cụ lao động riêng có phương pháp hoạt động riêng biệt. Từ đó tạo ra kết quả lao động là sản phẩm mang công dụng khác nhau. Chúng mang giá trị sử dụng của hàng hóa.
Loại lao động này chính là của người sản xuất hàng hóa mà không kể đến hình thức cụ thể. Khi đó sẽ quy về tính chung nhất hay chính là sự tiêu hao sức lao động của người làm việc sản xuất ra hàng hóa nói chung. Mọi thứ tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị. Đặc biệt chỉ có lao động của người tham gia sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng mà vẫn tạo ra giá trị hàng hóa.
Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.
Ratraco Solutions đã giải đáp thắc mắc về việc hàng hóa có hai thuộc tính là gì, đóng vai trò quan trọng ra sao, lượng giá trị của hàng hóa được hiểu thế nào,…Bạn đọc quan tâm nên tham khảo để biết chính xác hàng hóa có những thuộc tính nào nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trao đổi, buôn bán giữa các chủ thể với nhau. Bên cạnh đó, nếu Doanh nghiệp bạn có nhu cầu thuê Dịch vụ vận tải nguyên container hàng số lượng lớn và cần tư vấn giải pháp vận tải an toàn, tối ưu nhất, liên hệ ngay theo Hotline bên dưới để được đáp ứng nhanh mọi yêu cầu.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải RatracoĐịa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCMHotline: 0965 131 131Email: [email protected]: https://ratracosolutions.comFacebook: Ratraco Solutions - Railway LogisticsZalo: http://zalo.me/0965131131
(CTG) Có 1 câu chuyện tôi muốn chia sẻ với các bạn khởi nghiệp. Câu chuyện đơn giản nhưng thú vị và tôi muốn các bạn đọc, ngẫm nghĩ và áp dụng ngay sau khi thấy đúng. Hành động (ACTION) là rất quan trọng!
Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để cung ứng cho chính mình và họ đã bắt đầu trao đổi hàng hóa với nhau để đảm bảo sự sinh tồn…Từ đây, nhiều khái niệm liên quan đến hàng hóa cũng được đưa ra bàn luận như hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Hàng hóa có những thuộc tính nào? Hàng hóa có hai thuộc tính là gì? Lượng giá trị của hàng hóa nên hiểu thế nào? Ratraco Solutions sẽ trình bày chi tiết về hàng hóa có hai thuộc tính và giải đáp một số vấn đề liên quan khác qua bài viết sau.
Hàng hóa có hai thuộc tính là: Giá trị sử dụng và Giá trị, hai thuộc tính này có sự quan hệ khăng khít và ràng buộc lẫn nhau, nếu 1 trong 2 thuộc tính bị phá vỡ, bị thiếu thì không còn là hàng hóa. Và giá trị sử dụng của hàng hóa chính là công dụng, tác dụng của loại hàng hóa đố đối với người sử dụng.
Có nhiều cách thức phân loại hàng hóa: hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình, hàng hóa thông thường, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng…
Khi đưa hàng hóa ra ngoài thị trường để trao đổi và mua bán thì giá trị của hàng hóa được thể hiện qua giá trị trao đổi và giá thành của hàng hóa.
* Ví dụ: Một cái tủ có thể trao đổi với 50 đồng, trong khi một cái bàn chỉ có thể trao đổi bằng 30 đồng. Như vậy, giá trị của cái tủ sẽ cao hơn giá trị của cái bàn.
Hàng hóa có những thuộc tính nào? Hàng hóa có hai thuộc tính là: Giá trị sử dụng và Giá trị. Cụ thể như sau:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là lợi ích của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Giá trị sử dụng của hàng hóa có những đặc trưng sau:
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Giá trị của hàng hóa có những đặc trưng sau:
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Tăng cường độ lao động tức là tăng mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra trong một thời gian tăng lên và mức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng nên giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ tay nghề của người lao động, mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động tăng lên thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại, tức là giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.