Ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV năm 2018.
Ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV năm 2018.
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Đồng Tháp, đón đọc bài văn hay giới thiệu về làng sen Sa Đéc nổi tiếng.
Đồng Tháp là vùng đất nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cùng nghệ thuật ẩm thực độc đáo… và đặc biệt là làng hoa kiểng Sa Đéc – thủ phủ hoa của miền Tây. Làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) khởi nguyên là Làng hoa Tân Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi.
Nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng. Du lịch Đồng Tháp, đến với làng hoa Sa Đéc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục với muôn vàn loài hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm.
Lịch sử làng hoa Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, bấy giờ ở vùng Tân Quy Đông chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp tết. Thấy hoa hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh được xác định. Về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 thuộc TP Sa Đéc.
Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 500 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.
Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo… Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu .
Xứ này còn nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, có cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai… qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ.
Riêng Vạn Niên Tùng là loài cây thời thượng được giới nhà vườn dí dỏm xếp vào hàng “đại đế” của các loài cây kiểng ở đất phương Nam. Từ các loài Sơn Tùng, Ngọa Tùng, Tùng Hổ Phách, Tùng Nhật Bản… đến Kim quýt, Nguyệt quới, Mai vàng, Mai chiếu thủy… các nghệ nhân đã không ngừng sáng tạo, hình thành nên các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong… hàm chứa nghệ thuật và triết lý sâu xa.
Trục chính là đường hoa Sa Nhiên – Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc, hương thơm. Khách có thể chọn đi bộ, đi xe điện hoặc thuê xe ôm, thuê xe máy để tham quan.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của làng hoa Sa Đéc so với các làng hoa khác là các luống hoa được trồng trên giàn cao, phía dưới ngập nước và người trồng hoa phải đi ủng hoặc dùng thuyền nhỏ để chăm sóc hay hái hoa. Theo những người trồng hoa nơi đây, việc làm này giúp tiết kiệm chi phí vì đa phần đất trồng hoa đều là đất ruộng trồng lúa cải tạo lại, dễ ngập nước do địa thế thấp. Mùa nước nổi, nông dân dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa chăm sóc
Nơi đây còn hấp dẫn du khách với những quán cà phê làng hoa Sa Đéc có không gian rộng mở, được bài trí rất bắt mắt với những chiếc xuồng ba lá, xe lôi, cầu khỉ, lều tranh… chất đầy hoa xinh xắn. Phía đầu đường là Hội quán làng hoa, có quầy tư vấn, thuyết minh về làng hoa Sa Đéc, giới thiệu sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm…
Hiện nay, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch Homestay thú vị như Ngôi nhà Hoa ếch, Rose,Phong La Vent…, nơi du khách có thể tìm hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn và ở lại qua đêm trải nghiệm cuộc sống cùng gia chủ. Nghe các nghệ nhân giới thiệu các công đoạn trồng trọt cũng như chăm sóc các loài hoa khác nhau.
Nhìn cách người nông dân tự tay chăm sóc từng khóm hoa một thì bạn mới có thể hiểu được họ đã trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn mới cho ra đời những khóm hoa rực rỡ đến như vậy; hay cùng gia chủ đi chợ, nấu các món ngon dân dã như: bánh canh bột xắt, bánh xèo, lẩu mắm, vịt nấu chao…
Đặc biệt, khi vào xuân, khí trời mát mẻ, muôn hoa bắt đầu đua nở. Cả làng hoa như ngập tràn trong muôn sắc thắm của nghìn hoa khoe sắc. Đây là điểm du lịch bạn không thể bỏ qua ở Sa Đéc Đồng Tháp mỗi dịp Tết đến.
Theo người dân địa phương, từ rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), các vườn hoa Sa Đéc bắt đầu vào mùa thu hoạch cho dịp Tết cổ truyền. Không khí nhộn nhịp khắp vùng, từng đoàn xe tấp lập đổ về vận chuyển hoa kiểng, rồi hối hả tỏa đi khắp nơi. Dọc bờ sông, trên bến dưới thuyền cũng tất bật chợ hoa những ngày giáp Tết.
Những ngõ nhỏ quanh làng cũng được tận dụng xắp đầy hoa kiểng. Trong vườn, các chậu hoa đua nhau nở rộ, xếp thành từng hàng dài đều tắp trên giàn tre, kết thành những thảm màu rực rỡ. Những người nông dân bận rộn cắt cành, tỉa lá, chăm chút cho từng chậu hoa, chuẩn bị đưa ra chợ…
Và những ngày này, rất đông du khách từ khắp nơi đến tham quan làng hoa Sa Đéc vào xuân, khiến bức tranh du lịch Đồng Tháp thêm bừng sáng. Có thể nói rằng, làng hoa kiểng Sa Đéc đã trở thành hội hoa xuân thơ mộng của miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối năm.
Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất
Giới Thiệu Về Đồng Tháp Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc sau đây.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông. Tỉnh có vị trí địa lý:
Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh An Giang, phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực.
Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay