1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI
1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI
Chỉ số EPS được xem tốt là phải có tính ổn định và tăng dần qua các năm, đồng thời cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trường hợp nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng nhanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thì được coi là tốt, doanh nghiệp vượt trội so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên chỉ số EPS không thể đánh giá hoàn toàn được hiện quả của doanh nghiệp, mà cần phải kết hợp cùng với các chỉ số tài chính khác: P/E, ROE, ROA,... để đánh giá chính xác tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vì thế khi đầu tư nhà đầu tư cần xem xét tổng quát và có sự kết hợp giữa các chỉ số tài chính để đánh giá toàn diện được tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ số EPS hoặc một chỉ số khác.
Nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng chỉ số EPS.
Cần kết hợp đánh giá, phân tích với các chỉ số tài chính khác
Chỉ số EPS cần được xem xét kết hợp với các chỉ số tài chính khác như P/E, ROE, v.v... để đánh giá mức độ tài chính và tiềm năng của công ty.
Chỉ số EPS phải xem xét kết hợp với ngành và các yếu tố liên quan đến ngành để đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng của doanh nghiệp. Vì mỗi ngành có các yếu tố khách quan và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành đó.
Khi so sánh chỉ số EPS của các doanh nghiệp khác nhau, cần phải xem xét thời gian và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thị trường, chính sách, v.v…
Chỉ số EPS phụ thuộc vào việc cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, EPS sẽ bị giảm dù lợi nhuận không thay đổi.
Chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, đồng thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành thì EPS sẽ tăng lên mà không cần đạt được lợi nhuận cao hơn.
Không nên chỉ sử dụng mỗi chỉ số EPS
Chỉ số EPS được xem như một phần quan trọng trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp và cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Nhưng không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ số này để đưa ra quyết định đầu tư, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.
Qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS cũng như công thức tính để có thể áp dụng trong thị trường chứng khoán và những lưu ý để sử dụng chỉ số này hiệu quả.
Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Chỉ số S&P/ASX200 là một chỉ số đại diện cho 200 cổ phiếu hàng đầu dựa trên vốn thị trường có trọng số của họ trên thị trường chứng khoán Úc "Thị trường chứng khoán Úc". Chỉ số này chiếm 72% tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Úc. Giờ giao dịch cho chỉ số ASX 200 diễn ra từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Giờ Sydney. Chỉ số này được tạo ra vào năm 2000 và nó bắt đầu với giá trị là 3.133.3. Giá trị vốn hóa thị trường năm 2015 của chỉ số lên tới 1,1 nghìn tỷ đô la, trong đó đặt giá trị vốn hóa xung quanh cùng một giá trị vốn hóa thị trường với một số chỉ số chính của châu Âu. ASX200 là một chỉ số đo lường hiệu suất của thị trường chứng khoán Úc và chỉ số này có thể được sử dụng như một hướng dẫn của các nhà đầu tư muốn hiểu nền kinh tế lớn nhất ở Châu Đại Dương đang hoạt động như thế nào.
Trong khung khổ bài viết này, diễn biến của một số chỉ số có liên quan đến đề xuất các mục tiêu của QHTTQG được khảo sát. Kết quả đồng thời cung cấp thêm thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Nguồn số liệu là từ Tổng Cục Thống kê và từ cơ sở dử liệu của Ngân hàng thế giới và của Liên Hiệp Quốc.
Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank Database, WBD) có số liệu về dân số của Việt Nam từ năm 1960. Số liệu của cơ sở dữ liệu của Tổng Cục Thống kê (TCTK) mà tác giả tham khảo được bắt đầu từ năm 1990.
Trong 62 năm (1960-2021), dân số Việt Nam tăng bình quân năm 1,1141 triệu người/năm. Khảo sát nhuyễn hơn, có 3 giai đoạn: (1960-1981), tăng ít hơn, 1,0848 triệu người /năm; (1982-1997) tăng mạnh hơn 1,3857 triệu người/năm; (1998-2021) tăng chậm lại, 0,8719 triệu người/năm. Hệ số R2 = 0.9984 gợi ý ngoại suy xu hướng giai đoạn này, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 101,4 triệu người vào năm 2025.
Số liệu của TCTK cho thấy trong 32 năm (1990-2021) dân số Việt Nam tăng bình quân 1,0223 triệu người/năm; trong giai đoạn (2000-2021) tăng 0,995 triệu người /năm; trong 11 năm (2011-2021) tăng 1,042 triệu người/năm. Ngoại suy xu hướng này đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ vào khoảng 102,750 ngàn người.
Dự báo dân số Việt Nam 2019-2069 , xuất bản ngay sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cung cấp số liệu dân số vào năm 2025 là 101,571 triệu người và năm 2030 là 105,219 triệu người.
Dự báo dân số trong hai kịch bản vào năm 2025, 105,2 triệu người đúng với ngoại suy từ số liệu của WBD (1960-2021) nhưng cao hơn các ngoại suy xu hướng từ (1998-2021, WBD) là 101.4 triệu, và của Dự báo Dân số Việt Nam (2019-2069).
(2.1) Trong Hình 2 (bên trái) là đồ thị của lực lượng lao động (LLLĐ) (TCTK) và Labor Force (LF) (WBD) trong 32 năm (1990-2021).
Sau năm 2019, lực lượng lao động được tính theo tiêu chuẩn mới ICLS19, theo đó những người làm việc với mục đích sản xuất sản phẩm tự cung tự cấp trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ không được xác định là những người có việc làm như quy định trước đây của tiêu chuẩn ICLS13. Điều này đã thể hiện qua sự sụt giảm số liệu hai năm 2020 và 2021.
Nhìn chung trong 32 năm lực lượng lao đông trải qua ba giai đoạn (a) tăng bình quân 0,704 triệu người/năm (1990-2001; số liệu TCTK), 0,710 triệu người/năm (1990-2003; số liệu WBD); (b) tăng nhanh bình quân 1,224 triệu người/năm (2002-2013; số liệu TCTK), 1,228 triệu người/năm (2004-2013; số liệu WBD); (c) tăng chậm lại bình quân 0,223 triệu người/năm (2014-2021; số liệu WBD). Với tốc độ tăng chậm lại này thì ngoại suy đến năm 2025 lực lượng lao động sẽ là 57,1 triệu người. Không ngoại suy với số liệu của TCTK vì những thay đổi năm 2020 và 2021.
Trong 32 năm, cả hai chỉ số đều tăng. Ba giai đoạn tăng, tăng nhanh và tăng chậm lại, tuy số liệu và thời điểm có chênh nhau, cũng đã thể hiện trong Hình 2 (bên phải), và trong một chừng mực nhất định, phản ánh sự bùng nổ dân số sau chiến tranh, thời kỳ cơ cấu dân số vàng và giai đoạn khởi đầu của già hóa dân số.
(2.2) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Kho dữ liệu lao động và việc làm (TCTK) xác định ba tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: (a) thô (là số phần trăm lực lượng lao động chiếm trong tổng dân số); (b) chung (thô và chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động); (c) trong độ tuổi lao động (số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động trong tổng dân số trong độ tuổi lao động) . Hiện nay TCTK sử dụng hai thuật ngữ tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Hai tỷ lệ này sẽ thay đổi bởi tiêu chuẩn mới ICLS19.
Trong CSDL WBD có chỉ số “labor force participation rate”, (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ước tính bằng mô hình. Tỷ lệ là tỷ số những người tham gia hoạt động kinh tế trên lực lượng lao động. Hai loại hình được ước tính: (a) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế (sau đây được ký hiệu PR15+); (b) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 tuổi tham gia hoạt động kinh tế (PR(15-64)).
Hình 3a là đồ thị của hai tỷ lệ tham gia lao động PR(15-64) và PR15+ trong 32 năm. Hình 3b là đồ thị của LF, LF_PR(15-64) và LF_PR15+. Hình 3c là đồ thị của LF_PR(15-64) của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
3. Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng thu nhập quốc gia (GNI)
Hình 4 hiển thị hai chỉ số GDP và GNI và chênh lệch (GDP - GNI) , số liệu của TCTK, từ năm 1990 đến 2021. Xu hướng diễn biến của chênh lệch tăng bình quân 21,2 tỷ đồng hiện hành năm trong 18 năm (2004-2021), và tăng nhanh hơn, 33,2 tỷ đồng hiên hành trong 12 năm (2010-2021).
WBD cho chúng ta Hình 5 trong đó bên trái là GDP theo giá LCU (Local Currency Unit, đối với Việt Nam là VNĐ) hiện hành và USD hiện hành, và tỷ lệ chuyển đổi từng năm (bên phải), trên đó có đánh dấu những sự kiện đã có thể có tác động đến phát triển kinh tế xã hội và đến tỷ lệ chuyển đổi.
Tốc độ tăng trưởng của GDP được thể hiện trong Hình 6 với số liệu của TCTK (trái) và của WBD (phải). Nếu không kể hai năm 2020 và 2021, tốc độ tăng trưởng của GDP biến động trong khoảng [5.5 – 7.8] (TCTK) và [5,4 – 7.6] (WBD).
Trong 15 năm (2001-2015) tốc độ tăng trưởng của GDP là 6,61. Trong 10 năm (2001 – 2010) tốc độ tăng trưởng là 6,82, và trong 10 năm (2011-2020) là 6.21. Xem Bảng.
4. GDP và GNI bình quân người năm
Từ năm 2010 đến năm 2021, GDP bình quân người năm tăng 4,583 triệu đồng /năm trong khi GNI tăng bình quân 4,506 triệu đồng/năm.
Bên phải là số liệu GNI bình quân người năm, đơn vị tính là ngàn LCU và theo US$ hiện hành (số liệu từ WBD). Trong các năm (2005-2021) GNI bình quân người/năm tăng 4,749 triệu đơn vị LCU. Trên đồ thị còn có tỉ lệ chuyển đổi US$ và đơn vị tiền tệ LCU.
5. Năng suất lao động bình quân/laođộng/năm
Hình 8 thể hiện GDP, lao động, NSLĐ bq/lđ/năm theo số liệu của TCTK (VNĐ giá so sánh 2010) (trái), và theo số liệu của WBD (US$ hiện hành) (phải).
Năm 2021, NSLĐ bq/lđ/năm đạt 97,754 triệu đồng (giá so sánh 2010). Từ năm 2013 đến 2021, tốc độ tăng bình quân là 4,612 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo số liệu của WBD, NSLĐ bq/lđ/năm đạt 6458,3 US$ hiện hành. Từ năm 2005 đến 2021, tốc độ tăng bình quân là 336,2 US$/năm.
Tỷ lệ chuyển đổi giữa LCU hiện hành và US$ hiện hành đã được thể hiện trong Hình 5 (phải). Tỷ lệ chuyển đổi giữa LCU cố định và USD cố định 2015 là một hằng số và bằng 15449,5.
Trong Hình 9a chúng ta có, từ số liệu của TCTK, các chỉ số GDP, tích lũy tài sản (TLTS) theo giá 2010 và tỷ lệ TLTS/GDP từ năm 1990 đến năm 2021 (bên trái); GDP. TLTS theo giá hiện hành, và tỷ lệ từ năm 2010 đến năm 2021 (bên phải).
Trong Hình 9b, chúng ta có, từ cơ sở dử liệu UN Database, các chỉ số GDP, tỷ lệ TLTS, tỷ lệ TLTS cố định theo giá ss 2010 (trái) và theo giá hiện hành (phải).
Theo giá 2010, tỷ lệ TLTS/GDP có xu hướng tăng trong khoảng từ 33,35% đến 37,47%, trong lúc theo giá hiện hành xu hướng giảm từ 38,14% xuống 34,1% (Hình 9a). Các xu hướng này cũng được thể hiện trong Hình 9b trong các khoảng lần lượt là (31,3% – 37,6%) và (35,7% – 33,4%).
Cơ sở dữ liệu WBD, không có số liệu về chỉ số GCF của Việt Nam, Hình 9c là GCF của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan và của các nước Đông Á - Thái Bình Dương không tính các nước có thu nhập cao.
Trong 22 năm (2000-2021) các nền kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương không kể các nền kinh tế thu nhập cao, tỷ lệ TLTS/GDP nằm trong khoảng (thấp nhất 30% năm 2000 – cao nhất 43% năm 2013); Indonesia khoảng này là (21% 2005, 35% 2012); Malaysia (18% 2009, 26% 2013); Phillippines (16% 2000, 27% 2018) Thái Lan (21% 2009, 30% 2005).
7. Về tổng vốn đầu tư toàn xã hội và hệ số ICOR
Từ số liệu của TCTK, Hình 10 cho chúng ta đồ thị của GDP, của vốn đầu tư toàn xã hội, theo giá so sánh 2010, và tỷ lệ giữa hai chỉ số từ năm 2004 đến năm 2021.
Trong 19 năm tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP biến động trong khoảng từ 30,98% đến 39,74%; tăng nhanh hơn từ năm 2011 đến 2021.
Cơ cấu của ba khu vực vốn nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn nước ngoài trong tổng vốn đầu tư được thể hiện trong Hình 10 (bên phải). Khu vực vốn nhà nước biến động giữa 24% và 36% và đang có xu hướng giảm. Khu vực vốn đầu tư ngoài nhà nước biến động giữa 44,6% và 59,4%, theo xu hướng tăng. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giữa 20,53% và 16,11% trong xu hướng giảm.
Hệ số ICOR hàng năm và từng thời đoạn được trình bày trong Hình 11.
Hai năm 2020 và 2021 hệ số ICOR tăng vọt 14,27 và 15,54 vì nhiều lý do trong đó có GDP tăng chậm lại vì Covid-19. Hệ số ICOR 17 năm (2005 -2021) là 6,89; 11 năm (2011 – 2021) là 6,9; 6 năm (2016 – 2021) là 7,55.
Giả thiêt ICOR bằng 4,9 trong giai đoạn (2021-2030) là một thách thức lớn vì đầu tư công đang được đẩy mạnh cho nhiều công trình hạ tấng quốc gia. Đưa ICOR về 4,9 đòi hỏi hiệu quả đầu tư toàn xã hội phải sớm phát huy tác dụng.
8. Một tiếp cận năng suất của nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)
Giả thiết rằng tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) là kết quả của hoạt động và năng suất của các nhân tố lao động, vốn và các nhân tố tổng hợp, Tổng Cục Thống kê đã tính toán tốc độ tăng trưởng của TFP và đóng góp của chỉ số này vào tốc độ tăng trưởng của GDP cùng với tốc độ tăng trưởng và đóng góp của nhân tố lao động (L) và nhân tố vốn (K) .
GDP, K được cập nhật theo giá so sánh 2010 và L được hiển thị trong Hình 12A.
Tốc độ tăng TFP được xác định bằng công thức: GGDP = GTFP + bK*GK + bL*GL
trong đó GGDP, GK, GL lần lượt là tốc độ tăng trưởng của GDP, của nhân tố vốn K, của nhân tố lao động L; bK và bL là hệ số góc của vốn K và lao động L với giá trị được tính từ bảng cân đối liên ngành năm 2012 (IO 2012), bằng 0.6 và 0.4. Tỷ trọng của GTFP, GK và GL trong tốc độ tăng trưởng GDP, GGDP, được suy ra từ công thức trên: 1 = GA/GGDP + bK*GK/GGDP + bL*GL/GGDP.
Trong Hình 12B là đồ thị của tốc độ tăng trưởng của GDP, của L và của K từ năm 2000 đến 2021. Hình 12C hiển thị tốc độ tăng trưởng của GDP, của L và của K từ năm 2007 đến 2019. Các tỷ trọng GA/GY, GK/GY và GL/GY từ năm 2007 đến năm 2019 được trình bày trong Hình 12D.
Hình 12C cho thấy trong khi tốc độ tăng trưởng của GDP dao động trong khoảng (5,4 - 7,47), xu hướng giảm của tốc độ GK, của tốc độ GL là khá rõ, cũng như khá rõ là xu hướng tăng của GTFP mà phương trình xu hướng tuyến tính là Y = 0.4271X - 857.98; R2= 0.8867.
Hình 12D cho thấy xu hướng biến động của các tỷ trọng GTFP/GGDP, GK/GGDP và GL/GGDP từ năm 2007 đến năm 2019 là khá rõ. Trong khi GK/GGDP và GL/GGDP có xu hướng giảm thì GTFP/GGDP có xu hướng tăng, Y = 6.1242X - 12303; R2= 0.8398.
Xu hướng tăng của GTFP và của tỷ trọng GTFP/GGDP là điều đáng khích lệ và cần được hỗ trợ mạnh mẽ vì đó là kết quả của đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, …
Biến động của các chỉ số trong hai năm 2020, 2021 do đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế trong 2 năm 2020 và 2021 cũng đã được tính đến. Số liệu có thay đổi, hệ sô R2 không tốt bằng, nhưng những nhận xét trên đây từ Hình 12C và D theo tác giả vẫn có giá trị tham khảo.
Tác giả chân thành cảm ơn Tổng Cục Thống kê đã chia sẻ số liệu và trao đổi về Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế.
Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn (2019-2069), Tổng Cục Thống kê, Hà Nội, 11/2020.
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát). KHO DU LIEU LAO DONG VA VIEC LAM (thongke.gov.vn)
Labor force comprises people ages 15 and older who supply labor for the production of goods and services during a specified period. WBDatabase.
Labor force participation rate is the proportion of the population ages 15 and older that is economically active: all people who supply labor for the production of goods and services during a specified period.
Chênh lêch là thu nhập thuần tuý từ nước ngoài.
Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế (cập nhật GDP và TLTS theo quy mô mới) Thông báo cho tác giả ngày 03/09/2022.