(HQ Online) - Sáng 22/2, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ xuất khẩu chuối tươi đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
(HQ Online) - Sáng 22/2, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ xuất khẩu chuối tươi đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về HS CODE và thuế xuất
Bước 2: Kiểm tra sản phẩm đã được phép xuất khẩu vào nước nhập khẩu chưa
Điều này rất quan trọng, cũng tương tự khi bạn nhập khẩu thực vật, trái cây vào Việt Nam thì sản phẩm đó đã phải được phép nhập vào nước ta.
Bước 3: Book tàu và chuẩn bị hàng hóa
Bước 5: Mở tờ khai hải quan xuất khẩu
Bước 6: Gửi chứng từ gốc cho người mua
Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Email: [email protected] || [email protected]
TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa ký Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Như vậy, sau măng cụt, thanh long, sầu riêng, quả chuối tươi cũng mặt hàng được ký kết Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 11 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, sau 4 loại trái cây đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật, 7 loại trái cây còn lại, gồm xoài, vải, nhãn, dưa hấu, thanh long, mít và chôm chôm sẽ tiếp tục được đàm phán, đẩy nhanh tiến trình ký kết.
Tại nghị định thư, chuối tươi xuất khẩu là loại chuối xanh non được thu hoạch trong vòng 10-11 tuần sau khi ra hoa. Chuối chín hoặc chuối bị nứt vỏ sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Chuối tươi phải tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật quy định trong Nghị định thư và không nhiễm bất kỳ đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm. Khi quả chuối tươi tới cửa khẩu Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch.
Tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và mã số để khi phát hiện bất cứ sản phẩm nào không tuân thủ các yêu cầu của nghị định thư thì có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác. Trước khi xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách đăng ký để phê duyệt và cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được công bố trên trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT, tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ví dụ như duy trì các điều kiện vệ sinh vùng trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ những quả rụng và thối. Quản lý vùng trồng phải thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Nghị định thư nhấn mạnh tới các tiêu chuẩn để quả chuối tươi Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: TH
Trong năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói liên quan sẽ không được xuất khẩu quả tươi sang Trung Quốc trong thời gian còn lại của mùa vụ.
Chuối của các vùng trồng và cơ sở đóng gói chưa được phê duyệt, hoặc chuối chín thì lô hàng đó sẽ bị từ chối nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc Phụ lục còn sống hoặc đối tượng kiểm dịch thực vật mới hoặc có đất hoặc lẫn tàn dư thực vật, lô hàng sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy hoặc xử lý. Trong trường hợp phát hiện lô hàng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc, lô hàng sẽ không được phép nhập khẩu hoặc tiêu hủy.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu phát hiện việc không tuân thủ các yêu cầu và tạm dừng nhập khẩu chuối từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói có liên quan. Theo kết quả chấn chỉnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ quyết định có hủy bỏ việc đình chỉ hay không.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng chuối cả nước khoảng 2,1 triệu tấn/năm. Chuối là loại trái cây cho thu hoạch quanh năm. Năm 2021, chuối là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau thanh long, xoài.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 10/2022 xuất khẩu rau quả đạt 320 triệu USD, tăng 27 % với tháng trước và tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng đạt 2,76 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính (lớn nhất) hàng rau quả của Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022 trị giá xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,06 tỷ USD, chiếm 43,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả. Đáng chú ý, xuất khẩu chuối và sầu riêng có trị giá tăng trong 8 tháng đầu năm, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc.
Trước đó, tại Diễn đàn về phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam diễn ra hồi tháng 6 năm nay, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết thời gian qua, các mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, riêng chuối tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chuối Việt Nam chiếm 43% tổng sản lượng chuối nhập vào Trung Quốc, vượt qua Philippines (28%), Campuchia và Ecuador.
Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác, đây là một yếu tố thuận lợi. Một điều cần lưu ý là hiện nay, diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và chi phí lao động tăng khiến nông dân không mặn mà trồng chuối, dẫn đến sự gia tăng về thị phần nhập khẩu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.