Giới Thiệu Chủ Quyền Quyền Chủ Quyền Biển Đảo Của Việt Nam

Giới Thiệu Chủ Quyền Quyền Chủ Quyền Biển Đảo Của Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Những thành tựu để đời của Vinamilk dưới sự dẫn dắt của CEO Mai Kiều Liên

Năm 2016, lần đầu tiên Forbes Việt Nam công bố danh sách "Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam", khi đó, giá trị thương hiệu của Vinamilk đạt hơn 1,5 tỷ USD. Từ đó đến nay, cùng với sự tăng trưởng về quy mô Công ty, giá trị thương hiệu của Vinamilk cũng liên tiếp tăng qua các năm và đều nằm ở những vị trí dẫn đầu của Top thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.

Biểu đồ giá trị thương hiệu của Vinamilk qua nhiều năm

Năm 2020, dù đối mặt với những biến động lớn của nền kinh tế do đại dịch Covid-19, thương hiệu Vinamilk vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD tương đương hơn 55.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính được Vinamilk công bố mới nhất vào cuối quý 2/2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm.

Doanh nhân Mai Kiều Liên đang sở hữu khối tài sản khủng

Giữ chức vụ Tổng giám đốc của Vinamilk, hiện doanh nhân Mai Kiều Liên đang sở hữu 5,333,704 cổ phiếu (tính đến ngày 22/04/2020), tương đương 634,7 tỷ đồng. Hiện nay, Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất trên thị trường. Không những vậy, cổ phiếu của Vinamilk tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.

Vào hồi tháng 2/2020, CEO Vinamilk vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT GTNFoods - đơn vị sở hữu Sữa Mộc Châu. Sự kiện này càng làm gia tăng thêm quyền lực của nữ CEO thép trong ngành sữa Việt Nam.

Sự nghiệp của nữ CEO Vinamilk - Mai Kiều Liên

Đầu thập niên 1990, ba nhà máy sữa của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam nên việc vận chuyển sản phẩm sữa ra phía Bắc mất rất nhiều thời gian. Sớm nhận thấy sự bất cập, bà Liên quyết tâm đưa ra quyết định xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Kế hoạch của bà vấp phải rất nhiều sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao khi ấy vì họ cảm thấy không khả thi.

Thời gian đầu xây dựng Vinamilk bà Liên đã vấp phải vô số khó khăn

Để có thể thuyết phục được cấp trên phê duyệt dự án xây nhà máy sữa tại Hà Nội, bà Liên đã phải mất tới hai năm ròng rã. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó có một nửa là vốn tự có, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994.

Đến năm 2003, nhà nước đồng ý cho Vinamilk cổ phần hóa. Đợt đầu nhà nước bán 20% vốn điều lệ, trong đó một nửa dành cho các cán bộ nhân viên nội bộ. Đợt đấu giá lần 2 vào năm 2005, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 60%. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, Vinamilk đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với doanh số tăng 66 lần, lợi nhuận tăng 116 lần tính đến cuối năm 2013.

Quy mô của Vinamilk trên toàn Việt Nam

Dù có xuất phát điểm không mấy dễ dàng, nhưng sau hàng chục năm gắn bó và cống hiến, bà Liên đã đưa Vinamilk tới vị trí top đầu ngành sữa Việt Nam. Giờ đây, công ty có số vốn hóa thị trường lên đến 5 tỉ USD, tăng 50 lần so với năm 2003. Đến năm 2014, doanh số dự kiến đạt 36.300 tỉ đồng, mức lợi nhuận sau thuế gần 6.000 tỉ đồng. Vinamilk hiện đang sở hữu hệ thống 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế, 13 nhà máy hiện đại trong đó có 3 siêu nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam.

Thị phần của Vinamilk liên tục tăng trưởng tốt trong nhiều năm , kim ngạch xuất khẩu lên đến 250 USD mỗi năm. Nhờ đó, cổ phiếu của Vinamilk nằm trong rổ VN30 và là cổ phiếu blue chip được nhiều nhà đầu tư săn đón trên sàn chứng khoán.