Mã Ngành nghề 4632- 4633 Kinh doanh lương thực, thực phẩm là ngành kinh doanh quan trọng, đáp ứng nhu cầu căn bản của con người. Lương thực, thực phẩm là nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống con người từ xưa đến nay. Do đó, ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm có rất nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành dịch vụ thành lập doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề này. Đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh lương thực, thực phẩm mà chưa đăng ký ngành nghề này, họ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm để được phép hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm phải thực hiện như thế nào ? Hồ sơ cần chuẩn bị ra sao? Và quan trọng là khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm thì cần phải áp mã ngành kinh tế cấp 4 thì mới đăng ký được, mã ngành đó cụ thể như thế nào? Mời các bạn cùng công ty Nam Việt Luật tìm hiểu về các vấn đề trên thông qua bài viết này nhé !
Mã Ngành nghề 4632- 4633 Kinh doanh lương thực, thực phẩm là ngành kinh doanh quan trọng, đáp ứng nhu cầu căn bản của con người. Lương thực, thực phẩm là nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống con người từ xưa đến nay. Do đó, ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm có rất nhiều chủ doanh nghiệp tiến hành dịch vụ thành lập doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề này. Đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh lương thực, thực phẩm mà chưa đăng ký ngành nghề này, họ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm để được phép hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm phải thực hiện như thế nào ? Hồ sơ cần chuẩn bị ra sao? Và quan trọng là khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh lương thực, thực phẩm thì cần phải áp mã ngành kinh tế cấp 4 thì mới đăng ký được, mã ngành đó cụ thể như thế nào? Mời các bạn cùng công ty Nam Việt Luật tìm hiểu về các vấn đề trên thông qua bài viết này nhé !
– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.
– Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.
– Cụ thể về vấn đề này Điều 49 của nghị định 78/NĐ-CP/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp,p quy định cụ thể như sau:
Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
– 1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
+ a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
+ b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
+ c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
– 2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
– 3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật
Nhóm này gồm: Bán buôn sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điếu, xì gà, các sản phẩm thuốc lào.
Loại trừ: Bán buôn thuốc lá lá được phân vào nhóm 46209 (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác (trừ gỗ, tre, nứa)).
Mã ngành nghề bán lẻ lương thực, thực phẩm được quy định trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mã ngành nghềbán lẻ lương thực, thực phẩm cần đăng ký kinh doanh là:
1. 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào gồm: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm… nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.
Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bán lẻ trong minimarket, cửa hàng tiện lợi tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ
Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác, tuy nhiên trong đó hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá thuốc lào là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài các loại hàng hóa này, các cửa hàng đó còn bán lẻ các loại hàng hóa khác như quần áo, giường, tủ, bàn ghế, đồ ngũ kim, hoá mỹ phẩm…nhưng các loại hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ
2. 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
Nhóm bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác
Nhóm bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket) gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket, cửa hàng tiện lợi, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác
Nhóm bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác gồm:
Bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi), bán nhiều loại hàng hóa: Quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng ngũ kim, lương thực, thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
3. 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh gồm:
– Bán lẻ của các cửa hàng chuyên doanh gạo, lúa mỳ, bột mỳ, ngô…
– Xay, xát, đánh bóng, hồ gạo được phân vào nhóm 10611 (Xay xát);
– Sản xuất bột gạo, bột mỳ, bột ngô được phân vào nhóm 10612 (Sản xuất bột thô).
4. 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo quản, chế biến;
– Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng;
– Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tươi, đông lạnh và chế biến;
– Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến;
– Bánh, mứt, kẹo, các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột;
Nhóm bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi, sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh;
– Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông;
– Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói…);
– Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ
Nhóm bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;
– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;
– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;
Nhóm bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản cách khác;
– Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản cách khác;
Nhóm bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
– Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ, phomat…);
– Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem…
Nhóm bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: Cà phê bột, cà phê hoà tan, chè…
5. 4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng) như:
– Bán lẻ đồ uống có cồn: Rượu mạnh, rượu vang, bia;
– Bán lẻ đồ không chứa cồn: Các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có gas như: Côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác…;
– Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.
Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.
– Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm 47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh);
– Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống);
6. 4724 : Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
7. 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, bán tại chợ hoặc lưu động.
– Bán lẻ thực phẩm, đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay (bán rong, bán dạo đồ ăn, uống) được phân vào nhóm 56109 (Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
Nhóm bán lẻ lương thực lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ gạo, ngô tại chợ hoặc lưu động.
Nhóm bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp, đường sữa bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thực phẩm khô, thực phẩm công nghiệp khác tại chợ hoặc lưu động;
– Bán lẻ đường sữa, bánh kẹo lưu động hoặc tại chợ.
Nhóm bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn tại chợ hoặc lưu động.
– Bán lẻ đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu dùng ngay tại quầy hoặc mua mang đi như nước quả tươi, nước sinh tố, nước mía, chè, cà phê pha sẵn… được phân vào nhóm 56302 (Quán cà phê, giải khát).
Nhóm bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ gồm: Bán lẻ thuốc lá điếu, xì gà, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào khác.
Nhóm bán lẻ thịt gia súc, gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thịt gia súc tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ thịt gia cầm tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ
Nhóm bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.
Nhóm bán lẻ rau, quả lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ rau các loại lưu động hoặc tại chợ.
– Bán lẻ quả các loại lưu động hoặc tại chợ.
Nhóm bán lẻ thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ gồm:
– Bán lẻ các loại thực phẩm chín lưu động hoặc tại chợ.
Nhóm bán lẻ thực phẩm loại khác chưa được phân vào đâu gồm:
– Bán lẻ các loại thực phẩm khác chưa được phân vào nhóm nào lưu động hoặc tại chợ.