Ngân Hàng Chính Sách Thành Lập Năm Nào

Ngân Hàng Chính Sách Thành Lập Năm Nào

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ và thi tuyển

- Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 25/3/2024 đến hết ngày 29/3/2024.

- Địa điểm nhận hồ sơ: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Hành chính - Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký dự thi.

- Thời gian, địa điểm tổ chức thi tuyển: Hội sở chính sẽ có thông báo sau.

Trên đây là thông tin về kỳ tuyển dụng và lưu ý khi nộp hồ sơ ứng tuyển Ngân hàng Chính sách Xã hội năm 2024 do UB Academy tổng hợp và biên soạn. Những vấn đề thường gặp đã được giải đáp cụ thể, chi tiết. Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi thi tuyển Ngân hàng Chính sách Xã hội năm 2024, bạn biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phần thi và có kế hoạch ôn tập sớm. Ôn luyện thông minh sẽ đem đến cho bạn hiệu quả bất ngờ.

Bên cạnh đó, nếu bạn là người không có nhiều thời gian tự ôn luyện, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các khóa luyện thi, giải đề Ngân hàng Chính sách Xã hội do UB Academy tổ chức. Khóa học đảm bảo bám sát nội dung thi, tinh giản, cô đọng kiến thức. Bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian ôn luyện mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

ĐTO - Chiều 24/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh (Ban Đại diện) chủ trì họp tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban Đại diện.

Trong năm 2023, Ban Đại diện tỉnh luôn bám sát các nhiệm vụ để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban Đại diện, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác được chú trọng, kịp thời hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) xã hội được nâng lên. Nguồn vốn TDCS xã hội ngày càng phát huy hiệu quả, được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các địa phương và người dân ghi nhận, đánh giá cao, thực sự là công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn trong thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, kịp thời hỗ trợ giảm bớt khó khăn sau dịch bệnh Covid - 19, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong năm, nguồn vốn TDCS đã hỗ trợ 5.125 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ an sinh xã hội. Trong đó, có 1.054 lượt hộ nghèo, 1.925 lượt cận nghèo và 2.146 lượt hộ mới thoát nghèo; tạo việc làm cho 11.359 lao động; xây mới và sửa chữa 19.208 công trình nước sạch và 17.617 công trình vệ sinh môi trường nông thôn; giúp 5.212 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phục vụ học tập; hỗ trợ 1.404 lao động có chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giúp 117 khách hàng vay vốn xây mới nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, giúp cho 36 lượt người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm... thực hiện hỗ trợ lãi suất 81.478 món vay với số tiền 52.899 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2023 đạt 5.507.070 triệu đồng, tăng 752.814 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,83% so với năm 2022. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 4.204.190 triệu đồng, tăng 624.951 triệu đồng, tăng 17,46% so với năm 2022; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 708.449 triệu đồng, tăng 48.609 triệu đồng so đầu năm, vượt 8,26% so với kế hoạch giao; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 594.431 triệu đồng, tăng 79.254 triệu đồng so năm 2022.

Doanh số cho vay năm 2023 đạt 1.670.350 triệu đồng với 41.925 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ năm 2023 đạt 959.129 triệu đồng, tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt 90,12%. Tổng dư nợ đến 31/12/2023 đạt 5.268.032 triệu đồng, với 155.579 khách hàng còn dư nợ, tăng 707.960 triệu đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng đạt 15,53% và đạt 99,95% kế hoạch dư nợ năm.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Đại diện tập trung đề ra các giải pháp khắc phục các khó khăn như: giải ngân nguồn vốn nhận ủy thác địa phương tại một số phòng giao dịch; công tác kiểm tra, giám sát vốn ở một số tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã còn chậm so với kế hoạch đã xây dựng;  năm 2023 nợ quá hạn và nợ khoanh toàn tỉnh tăng 7.345 triệu đồng so với năm 2022; nâng cao chất lượng hoạt động của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn sếp loại trung bình, yếu; khách hàng đi khỏi nơi cư trú không có thông tin và có thông tin địa chỉ không cụ thể;…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn nhấn mạnh, ngoài tiếp tục thực hiện tốt quy chế hoạt động, Ban Đại diện HĐQT các cấp cần nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm 2024 của Ban Đại diện từng cấp phù hợp với tình hình, đặc thù của địa phương, phân công thành viên phụ trách địa bàn cụ thể. NHCSXH tỉnh, huyện, thành phố rà soát các nguyên nhân, hạn chế, kịp thời tham mưu Ban Đại diện để có giải pháp đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra, ngày càng phát huy hiệu quả nguồn vốn TDCS, đảm bảo nguồn vốn kịp thời đến với các đối tượng chính sách…

Thực hiện văn bản số 594/NHCS-HCTC ngày 28/7/2021 của Giám đốc Chi nhánh v/v điều chỉnh thời gian làm việc.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực tế trên địa bàn huyện, thành phố liên tục có các ca bệnh, sau khi trao đổi với Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Giám đốc Chi nhánh thông báo thời gian làm việc, cụ thể:

- Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 đến 11giờ 30.

- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.

Thời gian thực hiện kể từ ngày 28/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Giám đốc Chi nhánh yêu cầu Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh, Giám đốc Phòng giao dịch, chủ tịch Công đoàn bộ phận huyện, thành phố triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, người lao động thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo.

Năm 1993 - 1994, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi người nghèo trên cơ sở góp vốn từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 200 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 132 tỷ đồng.

Tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sau 7 năm hoạt động 1996 - 2002 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã lên tới 7.083 tỷ đồng với hơn 2 triệu hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất với tổng dư nợ 7.022 tỷ đồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại”. Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo.

Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 203,5 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm nghìn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho trên 13,4 triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ là gần 8,4 triệu khách hàng, tăng hơn 6,4 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo; dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 13,00 triệu đồng/hộ vào tháng 10 năm 2012.

Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 2,8 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu hút được 3,0 triệu lao động có việc làm mới; xây dựng được gần 4,5 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 3,0 lượt triệu học sinh, sinh viên; 100 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long; hơn 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; gần 100 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn 1,31% vào tháng 10 năm 2012.

NHCSXH còn là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế: Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) từ năm 2006; Hiệp hội Ngân hàng Phục vụ người nghèo (BWTP) từ năm 2007; Phong trào tín dụng vi mô toàn cầu (MCS) từ năm 1997. Ngoài ra, NHCSXH còn hợp tác với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) như: WB, ADB, AFD, JBIC, KFW, USAID, DFID, AusAID, DANIDA,… thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Hiện nay, NHCSXH đang hỗ trợ kỹ thuật cho Ngân hàng Chính sách Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (NAYOBY).

Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm là 2%, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo ở mức 5,25%, NHCSXH sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể xã hội hóa hoạt động; góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015; quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị - xã hội của đất nước.