Ngày 29/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục II), Bộ Quốc phòng. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cán bộ, chỉ huy Tổng cục II. Tình báo Quốc phòng là lực lượng trọng yếu, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thu thập tin tức, đánh giá, dự báo tình hình, tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành, địa phương trong hoạch định đường lối, chính sách và xử lý các tình huống, không để bị động, bất ngờ về chiến lược.
Ngày 29/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục II), Bộ Quốc phòng. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo Văn phòng Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cán bộ, chỉ huy Tổng cục II. Tình báo Quốc phòng là lực lượng trọng yếu, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thu thập tin tức, đánh giá, dự báo tình hình, tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành, địa phương trong hoạch định đường lối, chính sách và xử lý các tình huống, không để bị động, bất ngờ về chiến lược.
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, sinh ngày 1/10/1977, quê quán xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; trình độ học vấn Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Nông nghiệp, Kỹ sư Quản lý đất đai; được kết nạp Đảng ngày 24/9/2005.
Trước tháng 6/2014, đồng chí Trịnh Việt Hùng là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; tháng 6/2014 là Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Đồng Hỷ.
Từ tháng 12/2015- 12/2020, đồng chí Trịnh Việt Hùng giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.
Tiếp nối truyền thống đó, Trần Trọng Kim đã biên soạn bộ Việt Nam sử lược. Cùng với tác phẩm Nho giáo, bộ sách Việt Nam sử lược này được ông biên soạn xong năm 1919 và ấn hành lần đầu vào năm 1921. Nó mau chóng chiếm được cảm tình và đón nhận của đông đảo bạn đọc. Lịch sử Việt Nam từ năm 1902 trở về trước được soạn giả thuật lại với một lối trình bày rõ ràng súc tích và với một cách nhìn tương đối khách quan, nhằm giúp cho người đọc nắm được những nét chính yếu của lịch sử dân tộc.
Cuốn sách Việt Nam sử lược được Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái xuất bản, với dung lượng 574 trang được tác giả Trần Trọng Kim chia ra làm năm thời đại là: Thượng cổ thời đại; Bắc thuộc thời đại; Tự chủ thời đại; Thời đại Nam Bắc phân tranh và Cận kim thời đại.
Cán bộ, giảng viên, học viên và đông đảo bạn đọc có thể tham khảo cuốn sách “Việt Nam sử lược” tại Phòng đọc Tổng hợp - Thư viện Học viện Chính trị Công an nhân dân
Trung tâm Lưu trữ và Thư viện - CLB Truyền thông
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
Từ xa xưa, tết Hàn Thực đã trở thành một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Việt. “Tết Hàn Thực” diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên món bánh trôi, bánh chay coi như cách tưởng niệm những người thân trong những ngày tháng cuối xuân. Từ đó, món bánh trôi, bánh chay đã trở thành món ăn truyền thống trong ngày “Tết Hàn Thực”