Thị Trưong Việt Nam

Thị Trưong Việt Nam

1.  Thời hạn tạm trú đối với công dân của 13 nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được mở rộng lên 45 ngày.

1.  Thời hạn tạm trú đối với công dân của 13 nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được mở rộng lên 45 ngày.

Có hay không cơ hội phục hồi bằng thời điểm trước dịch của thị trường sữa Việt?

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam.

Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.

Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.

Tham vọng cạnh tranh trong tăng trưởng của các ông lớn ngành sữa

Theo nhiều đơn vị dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường sữa Việt Nam khi tiêu thụ kênh nội địa đang đối mặt tình trạng suy giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu có vẻ không đủ bù đắp cho thị trường trong nước.

Khó khăn vĩ mô có thể khiến nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại từ đó khiến doanh thu sẽ tăng trưởng chậm theo. Theo đánh giá của Vinamilk, các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sữa đang có những động thái khiến thị phần của Vinamilk ở một số phân khúc sản phẩm dần bị đe dọa, vì thế công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng giá bán sản phẩm.

Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, là điều kiện để biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh giá thu mua sữa tươi từ nông trại và chi phí bao bì thêm từ 1,5%-5% để mức lợi nhuận gộp sẽ tăng trở lại tuy nhiên với tốc độ chậm.

Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022-2026, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần lên thêm 0,5%, để đạt mức 56% và doanh thu thêm 5% để đạt 64.070 tỷ đồng mặc dù bức tranh kinh doanh của hãng vẫn còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn. Mục tiêu xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng trên tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026, đồng thời đạt mục tiêu chiếm hơn 63% doanh số toàn thị trường sữa.

Trong khi đó, một ông lớn khác – TH Milk lại đang tập trung phát triển, tiên phong đi đầu trên con đường chuyển đổi xanh.

Chiến lược Tập đoàn TH đề ra cho mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính bắt đầu từ việc thông qua các sáng kiến, sáng tạo trong việc chuyển đổi cũng như việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến trong việc quản lý năng lượng hiệu quả tại các nhà máy của TH, đồng thời sử dụng các loại năng lượng tái tạo…

Theo đó, Tập đoàn cũng đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp tại trang trại và nhà máy, trung bình đạt 15%/năm ở phạm vi phát thải khí nhà kính trực tiếp. Kết quả, với rất nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt, trong năm 2022, hệ thống trang trại của TH đã thành công giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm và vượt kế hoạch đề ra.

Những thông tin trên được cập nhật từ “Báo cáo ngành chế biến thực phẩm Việt Nam quý 2 năm 2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của thị trường sữa tại Việt Nam, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SỮA

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua là một câu chuyện thành công đáng chú ý. Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhờ thực hiện cải cách kinh tế toàn diện và chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Việt Nam, với tỷ lệ dân số sống ở các thị trấn và thành phố tăng từ ít hơn 20% năm 1990 lên hơn 37,55% vào năm 2022. Việt Nam đã phát triển dựa vào thị trường lao động dày đặc và hiệu quả quần tụ bằng cách tập trung nhân lực, kỹ năng và hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị, qua đó hơn một nửa GDP quốc gia được đóng góp bởi khu vực này.

Trên thế giới, “đô thị” được định nghĩa khác nhau và không có một định nghĩa chung nào. Các báo cáo và dữ liệu của Liên Hợp Quốc liên quan đến đô thị hóa dựa trên định nghĩa của mỗi quốc gia cho “đô thị” như: ngưỡng dân số tối thiểu, mật độ dân số, sự phát triển cơ sở hạ tầng hoặc loại hình việc làm, v.v. Ủy ban Châu Âu áp dụng định nghĩa phân loại trung tâm đô thị, cụm đô thị và nông thôn đối với tất cả các quốc gia (Trung tâm đô thị: phải có tối thiểu 50.000 dân cộng với mật độ dân số ít nhất là 1500 người/km2 hoặc mật độ diện tích xây dựng lớn hơn 50%. Cụm đô thị: phải có tối thiểu 5.000 dân cộng với mật độ dân số ít nhất 300 người/km2. Nông thôn: dưới 5.000 dân).

Việt Nam áp dụng định nghĩa và tiêu chí về đô thị theo quy định trong Nghị định 42/2009/ND-CP. Theo đó, các đô thị phải có chức năng đô thị, có sức chứa tối thiểu 4.000 dân, có lao động phi nông nghiệp chiếm ít nhất 65% lực lượng lao động và đáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng quy định.

Việt Nam phân loại đô thị thành 6 loại theo quy mô và mức độ phát triển theo hệ thống hành chính, bao gồm: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V, việc phân loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 868 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V.

Đô thị hóa gắn liền với sự di cư của người lao động và gia đình họ từ nông thôn ra thành thị, cũng như sự chuyển đổi của các cá nhân từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ trong các trung tâm đô thị. Ngoài ra, tăng trưởng dân số tự nhiên góp phần vào những thay đổi về nhân khẩu học ở khu vực thành thị.

Bối cảnh đô thị Việt Nam được đặc trưng bởi sự hiện diện của hai cực đô thị, một ở phía Bắc và một ở phía Nam đất nước. Cực đô thị phía Bắc bao gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận, mở rộng ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải phía Bắc. Trong khi đó, cực đô thị phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm, tác động lan tỏa khắp Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các trung tâm đô thị này đóng vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước; nổi lên là những khu vực sôi động và dễ tiếp cận về mặt địa lý nhất, đóng góp chung tới 80% trong tổng việc làm công nghiệp và dịch vụ, sản xuất và lợi nhuận ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tập trung này đã dẫn đến sự phân bố đô thị hóa không đồng đều giữa sáu vùng địa lý của cả nước.

Cả nước có 37,4 triệu người sống ở thành thị, tương đương 37,55% dân số cả nước vào năm 2022. Việt Nam vẫn ở mức độ đô thị hóa thấp so với các nước láng giềng ở châu Á. Tuy nhiên, quỹ đạo phát triển cho thấy sự gia tăng ổn định, phù hợp với xu hướng toàn cầu. Dự báo cho thấy, đến năm 2040, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ cư trú ở khu vực thành thị, đạt 57,3% vào năm 2050.

Sau Đổi Mới – cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng nhanh nhưng đã chững lại kể từ năm 2010-2015, phản ánh tốc độ di cư từ nông thôn ra thành thị đang chậm lại. Nếu như năm 2009, số người chuyển đến khu vực thành thị trong 5 năm trước đó là 3,3 triệu thì đến năm 2014, con số này đã giảm xuống còn 2,7 triệu. Tăng trưởng dân số thành thị được thúc đẩy bởi các khu vực đô thị chiếm ưu thế về kinh tế – TP.HCM, Hà Nội và các khu vực lân cận.

Dòng người đổ đến hai cực đô thị – Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực xung quanh đã làm gia tăng áp lực về việc làm, nhà ở và an sinh xã hội, với tỷ lệ nhập cư cao hơn đáng kể so với mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nhập cư ở hai thành phố này cao gấp 2,7 lần mức trung bình cả nước và gấp 5,3 lần so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ở các đô thị của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhà ổ chuột là rất thấp (Hình 6), nhờ vào các quy định linh hoạt cho phép các hoạt động xây dựng tự phát, chi phí thấp và cho thuê nhà ở quy mô nhỏ.

Đô thị hóa và tăng trưởng dân số gây áp lực đáng kể lên các khía cạnh của xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, nguồn lực, dịch vụ, sự gắn kết xã hội; và môi trường. Ùn tắc giao thông do số lượng lớn các phương tiện ngày một gia tăng, thải ra môi trường một lượng lớn bụi và khí thải. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm do rất nhiều các hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt đang xả thải không đáp ứng được nhu cầu và thiếu sự đồng bộ. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tập trung tại các thành phố làm gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí và dịch bệnh. Hệ sinh thái ở nhiều đô thị bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển đô thị như tình trạng san lấp ao hồ, thu hẹp không gian xanh, công viên. Các thành phố – đầu mối của phát triển, cũng phải vật lộn với tác động của biến đổi khí hậu. Ở vùng đồng bằng và ven biển, tình trạng ngập úng thường xảy ra ở các đô thị và có xu hướng mở rộng và gia tăng. Đồng thời, các đô thị miền núi phải đối mặt với tình trạng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, vv.

Chính phủ Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đô thị hóa như đã vạch ra tại Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQCP. Mục tiêu hướng đến là tỷ lệ đô thị hóa đạt ít nhất 45% vào năm 2025 và vượt mức 50% vào năm 2030. Về mặt kinh tế, các khu vực đô thị được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 75% GDP quốc gia vào năm 2025 và 85% vào năm 2030. Các mục tiêu trong tương lai bao gồm phát triển ít nhất 5 khu đô thị quốc tế được kết nối liền mạch với mạng lưới khu vực và toàn cầu vào năm 2045.

Đô thị hóa vẫn là một hợp phần quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam, những cải cách hiện nay là cần thiết để đưa quá trình này đi theo một quỹ đạo hiệu quả và bền vững hơn. Các ưu tiên bao gồm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là quản lý rủi ro lũ lụt và phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Phân bổ nguồn lực cho các thành phố, cùng với các biện pháp giải quyết các rủi ro về khí hậu và tính bền vững, là điều bắt buộc để đảm bảo hành trình đô thị hóa của Việt Nam tiếp tục thành công.

Tổng lãnh sự Behzad Babakhani đánh giá thị trường Việt Nam mang tới nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Canada, nhưng đồng thời cũng có những thách thức mà nước này cần đối mặt.

Trao đổi với Zing về việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về vấn đề kinh tế, Tổng lãnh sự Canada tại TP.HCM Behzad Babakhani đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đáng để đầu tư sớm và đầu tư nhiều hơn nữa.

“Chúng tôi rất hào hứng khi đến đây, vì chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam. Bất kỳ ai đến Việt Nam cũng sẽ phải thốt lên: ‘Tuyệt vời, đây chính là tương lai. Chúng ta cần phải đến đây, phải đầu tư ngay bây giờ’”, ông Babakhani nói với Zing bên lề một sự kiện quảng bá sản phẩm Canada hôm 28/4.

Ông Babakhani có đánh giá lạc quan về hợp tác kinh tế giữa hai nước cho đến nay, cho biết từ năm 2015, Việt Nam đã là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong số các nước ASEAN, với thực phẩm nông nghiệp và hải sản là một phần quan trọng của thương mại song phương.

Năm 2021, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này từ Canada vào Việt Nam đạt gần 313 triệu CAD, tương đương gần 6.000 tỷ VNĐ.

Năm 2020, thương mại hàng hóa song phương Canada – Việt Nam đạt mức kỷ lục mới là 8,9 tỷ CAD (khoảng 6,94 tỷ USD), trong đó hàng hóa nhập khẩu của Canada từ Việt Nam chiếm gần 92%.

Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến lớn thứ 3 của nông sản và hải sản Canada xuất khẩu sang khối ASEAN năm 2021. Các sản phẩm chủ lực của Canada sang Việt Nam bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, hải sản (cá, tôm hùm, cua, hào,..), trái cây, thịt bò, thịt heo, và sản phẩm từ sữa. Năm nay, nhân sâm của Canada đang được quảng bá mạnh mẽ.

Dù đạt được nhiều thành công, ông Babakhani cho biết Canada cũng đối mặt với một số thách thức trên thị trường Việt Nam do tính cạnh tranh cao, và do ảnh hưởng từ đại dịch.

“Chúng tôi phải cạnh tranh với rất nhiều nước và mặt hàng quốc tế khác nhau, từ Mỹ, Australia, châu Âu, Hàn Quốc,… Vì vậy, các mặt hàng chúng tôi mang đến đây phải là những sản phẩm thật sự vượt trội về chất lượng so với tầm giá”, ông nói với Zing.

Ông giải thích rằng nhờ việc cắt giảm thuế quan qua việc hợp tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà mức giá các mặt hàng Canada đến Việt Nam đã giảm đáng kể, mang lại sự kết nối sâu sắc hơn giữa 2 thị trường.

Sau gần 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, ông Babakhani cho biết bản thân yêu thích sự năng động và nhiệt huyết của đất nước, và vì vậy mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

“Tôi ấn tượng với năng lượng và những giá trị của Việt Nam. Bất kỳ ai tôi nói chuyện hay bất cứ đâu tôi nhìn vào, tôi cũng thấy họ tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc chăm chỉ, cũng như để thay đổi và phát triển”, tổng lãnh sự nhấn mạnh.

“Tôi cũng thấy những giá trị đáng quý trong cách giáo dục, trong các gia đình, trong mỗi công việc, và trong cả nền văn hóa Việt Nam. Đây thực sự là một nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng”, ông nói thêm.

Ông Babakhani tiết lộ Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM đang có rất nhiều kế hoạch hợp tác hơn nữa không chỉ về nông nghiệp, mà còn về văn hóa, giáo dục, năng lượng sạch, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, dược phẩm và sản phẩm y tế, gỗ và lâm sản, dịch vụ tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và Canada sắp kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.

“Hiện tại, cả hai nước đã bắt cầu mở cửa (sau đại dịch) và rất nhiều người Canada đang đến đây. Năm tới, chúng tôi dự định sẽ thúc đẩy nhiều người Canada đến Việt Nam hơn, cũng như giúp đỡ người Việt Nam có nhu cầu sang Canada học tập, làm ăn…”, tổng lãnh sự nói.