Tiếp tục trong bài 2 với Series “ Hiểu nghề Spa”, cùng VTTech giải “bài toán khó” trên thông qua bài viết sau đây.
Tiếp tục trong bài 2 với Series “ Hiểu nghề Spa”, cùng VTTech giải “bài toán khó” trên thông qua bài viết sau đây.
Đây là hình thức phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại các spa hiện nay, đảm bảo tính công bằng và phù hợp với mọi nhân viên.
Công thức tính lương: Lương cơ bản + hoa hồng
Ngoài ra, nhân viên vẫn sẽ được nhận các khoản phụ cấp, tiền “bo” của khách, tiền đi lại, các khoản tiền khác, phụ thuộc theo quy định của spa.
Với những Spa lớn thì chia ra làm 2 loại kỹ thuật viên là kỹ thuật viên Spa cơ bản và điều trị. Kỹ thuật viên (KTV) cơ bản không yêu cầu cao về tay nghề, chỉ cần dừng ở mức cơ bản như massage mặt, massage body, hiểu biết về một số loại mỹ phẩm để tư vấn cho khách, biết dùng các thiết bị đơn giản,…
Với kinh nghiệm “gà con” thì lương thực lĩnh của những nhân viên này thường dao động từ 7-8 triệu đồng/tháng.
Với cách tính lương nhân viên spa này thì số tiền nhân viên nhận được hằng tháng bao gồm lương cơ bản, thưởng và phụ cấp (không phụ thuộc thời gian làm việc thực tế và số lượng khách hàng).
Một cách tính nữa đơn giản hơn. Chủ spa có thể quy định luôn mức lương cứng trả cho nhân viên theo tháng. Ví dụ: mức lương cứng của kỹ thuật viên spa là 7 triệu đồng/tháng chưa bao gồm phụ cấp, bảo hiểm hay hoa hồng khác. Như vậy, mức lương thực nhận của nhân viên sẽ được tính như sau: Lương tháng = ((Lương + Các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định) x Số ngày đi làm thực tế trong tháng.
Cách tính này chỉ dựa vào thời gian làm việc thực tế khi có khách hàng. Nhân viên làm nhiều giờ thì thu nhập càng cao.
Tính lương theo giờ gây khó khăn trong việc kiểm soát chính xác giờ công thực tế (Nguồn ảnh: Muong Thanh Luxury Nha Trang Hotel)
Đây là cách tính lương nhân viên spa phổ biến nhất. Thu nhập nhân viên nhận được sẽ gồm lương cơ bản cộng với tổng hoa hồng phần trăm một tháng. Theo đó, hoa hồng sẽ dao động từ 5 – 10% (thấp hơn so với các tính lương chỉ gồm hoa hồng).
Có thể nói, cách tính lượng này dựa theo phương pháp trả lương 3P được ứng dụng phổ biến tại rất nhiều đơn vị tại Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, 3P gồm:
Phương pháp này được tính dựa trên hiệu quả công việc của người lao động theo quy trình: giao mục tiêu công việc => đánh giá hiệu quả công việc (hoàn thành hay không hoàn thành) => thưởng khuyến khích => phát triển tổ chức.
Phương pháp trả lương 3P được nhiều spa ở nước ta sử dụng (Nguồn ảnh: Cherish Hue Hotel)
Như đã giải thích bên trên, tiền tour là phần trăm hoa hồng nhân viên nhận được khi thực hiện liệu trình nào đó cho khách. Các tour này sẽ do lễ tân spa sắp xếp.
Với spa thư giãn, phần trăm tiền tour và dịch vụ thường cao, trong khi lương cơ bản thì ngược lại. Còn với mô hình điều trị thì lương cơ bản sẽ cao hơn, còn các khoản % hoa hồng thấp hơn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách tính lương nhân viên spa, tiền tour trong spa mà một chủ đầu tư nên biết. Để biết cách định giá cho menu sản phẩm tại spa, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Khi bắt đầu kinh doanh Spa, bạn phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả việc quản lý và tính lương nhân viên. Những spa quy mô nhỏ tính lương nhân viên sẽ dễ dàng hơn so với Spa vừa và lớn do số lượng nhân viên ít. Nếu bạn đang gặp rắc rối về vấn đề này và muốn tìm giải pháp để tính lương cho nhân viên Spa chuẩn xác, nhanh chóng thì theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé.
Tham khảo: Phần mềm quản lý spa / phần mềm quản lý salon tóc chuyên nghiệp
Kỹ thuật viên spa cơ bản sẽ phụ trách những công việc như: thực hiện các liệu trình dịch vụ chăm sóc da cơ bản, massage,...và cách sử dụng các thiết bị spa, thẩm mỹ không quá phức tạp. Mức lương bình quân của kỹ thuật viên spa cơ bản hiện nay khoảng 5 triệu đến 7 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn và quy mô của spa lớn hay nhỏ. Mức lương này cũng phụ thuộc vào cách tính lương như tính theo giờ, theo ca hay lương cứng hàng tháng. Bên cạnh lương cơ bản, kỹ thuật viên spa cũng có thêm hoa hồng sau khi làm dịch vụ. Tổng thu nhập bình quân của kỹ thuật viên spa sẽ khoảng 8-9 triệu đồng/tháng.
Kỹ thuật viên điều trị có mức lương trung bình từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng. Họ thực hiện những công việc phức tạp hơn kỹ thuật viên cơ bản như điều trị mụn, nám, sẹo, nếp nhăn,… các phương pháp này được thực hiện bằng những thiết bị mới nhất và phương pháp hiện đại. Nếu họ có tay nghề và kiến thức chuyên môn cao, hay có chứng chỉ điều trị da công nghệ cao thì thu nhập sẽ còn cao hơn.
Xem thêm: Học spa bao nhiêu tiền? Địa chỉ học nghề spa uy tín cam kết đầu ra
Một vị trí cũng rất phổ biến tại các thẩm mỹ viện lớn đó là điều dưỡng viên. Công việc của điều dưỡng viên sẽ thường đi kèm với một bác sĩ phẫu thuật để thực hiện các công việc điều dưỡng, chăm sóc, phụ mổ phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, mức lương của điều dưỡng viên tại thẩm mỹ viện dao động trong khoảng 7 triệu đến 10 triệu đồng tùy kinh nghiệm và yêu cầu độ khó cao hay thấp. Điều dưỡng viên có bằng cấp hoặc chứng chỉ từ các trường đại học, cao đẳng sẽ được ưu tiên tuyển dụng với mức lương cao hơn.
Các spa lớn thường sẽ có bác sĩ da liễu thực hiện các công việc thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn khách hàng các liệu trình phù hợp nhất. Mức lương chi trả cho bác sĩ da liễu khá cao, khoảng từ 15 triệu đối với bác sĩ ít kinh nghiệm và 20-40 triệu đối với các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
Lương của bác sĩ phẫu thuật thuộc hàng cao nhất trong spa, thẩm mỹ viện. Do cần có kinh nghiệm chuyên môn và tay nghề cao, trực tiếp thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ quan trọng nên lương của bác sĩ sẽ bao gồm lương cứng và hoa hồng của ca phẫu thuật đã thực hiện. Trung bình lương của bác sĩ phẫu thuật hiện nay sẽ khoảng 30 triệu đến 100 triệu tùy kinh nghiệm.
Quản lý spa sẽ làm các công việc quán xuyến các công việc vận hành spa, quản lý nhân viên, xử lý các tình huống trong cửa hàng. Lương của quản lý spa hiện tại khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Xem thêm: Quản lý tiệm spa bằng phần mềm
Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, các spa hay thẩm mỹ viện quy mô lớn thường sẽ có thêm vị trí lễ tân. Lễ tân là người phụ trách các công việc như đón tiếp khách hàng, xin thông tin khách, xem lịch hẹn và hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục ban đầu trước khi vào làm dịch vụ. Lương của lễ tân hiện nay tại các spa, thẩm mỹ viện khoảng từ 6-10 triệu đồng.
Vị trí tạp vụ sẽ làm các công việc vệ sinh tại spa, dọn phòng, hay giặt đồ. Lương tạp vụ tại các spa dao động khoảng 4-7 triệu tùy vào khối lượng công việc.
Nếu spa hay thẩm mỹ viện ở mặt phố, nhà riêng, chắc chắn chủ spa cần phải thuê thêm nhân viên bảo vệ để trông giữ xe cho khách cũng như làm các công việc đảm bảo an ninh, an toàn khi khách đến làm đẹp. Lương của nhân viên bảo vệ spa, thẩm mỹ viện hiện nay khoảng 7-10 triệu đồng.
Mức lương tham khảo của nhân viên spa hiện nay
Với cách tính này thì hoa hồng sẽ ở mức 30 – 60%/giá trị dịch vụ. Nhân viên càng chăm sóc khách hàng tốt, tay nghề càng giỏi thì thu nhập càng cao.
Tính lương chỉ theo hoa hồng có thể gây bất hòa giữa nội bộ nhân viên (Nguồn ảnh: Amiana Resort Nha Trang)