Lá Cờ Quyết Thắng Tung Bay

Lá Cờ Quyết Thắng Tung Bay

Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát, đánh dấu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đây là kết quả của 56 ngày, đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo của quân và dân ta.

Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát, đánh dấu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đây là kết quả của 56 ngày, đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo của quân và dân ta.

Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng" trưng bày tại Nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.

Theo đó, nguồn gốc của lá cờ bắt đầu vào cuối năm 1953, khi chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thêu cờ, dùng làm giải thưởng luân lưu... góp phần động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua đánh giặc lập công. Lúc đó, đồng chí Vũ Anh Tài (cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn, TCCT) được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng có dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng-giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch”. Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ, đem mẫu cờ xin ý kiến Bác Hồ và được Bác đồng ý phê duyệt. Ngày 22-12-1953, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự là đơn vị thứ hai nhận vĩnh viễn cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.

Mới đây, đến tham quan nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 chăm chú ngắm nhìn hai Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ của hai Anh hùng LLVT nhân dân: Tạ Quốc Luật và Hoàng Đăng Vinh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312), những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu và bắt sống tướng De Castries cùng bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 22-4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra toàn diện các mặt công tác Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.

Dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên là lãnh đạo Đảng, nhà nước; các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong cùng đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tham gia.

Chương trình được tổ chức tại 5 điểm cầu, gồm: Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hóa, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh.

Tại chương trình, các nam, nữ diễn viên, nghệ sĩ chuyên và không chuyên đã biểu diễn các tiết mục thơ, ca, múa, hát với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước.

Tại điểm cầu Điện Biên, với những đạo cụ là khẩu pháo, thùng đạn, cuốc, xẻng, quang gánh, bao gạo…các nam nữ diễn viên đã tái hiện sinh động những con người làm nên hành trình tới Điện Biên, cảnh bộ đội kéo pháo 105mm, đoàn xe đạp thồ, đồng bào gùi muối cho bộ đội, các chiến sĩ phất cờ Quyết chiến – Quyết thắng.

Dưới chân cột cờ Thủ Ngữ tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh, chương trình đã tái hiện lại hoạt cảnh tiểu đội tự vệ của ta đã anh dũng chiến đấu, chống trả quyết liệt tới người cuối cùng. Tinh thần quyết tử của các anh đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của quân và dân Nam Bộ trong những ngày kháng chiến.

Điểm cầu Hà Nội hào hùng với ca khúc Tiến về Hà Nội, với hình ảnh đoàn quân trở về, giải phóng Thủ đô và hiệp định Geneve.

Chương trình đã khắc họa những năm tháng hào hùng của dân tộc, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Anh Vũ Tiến Thuật, ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La chia sẻ, là thế hệ đi sau, bản thân anh cảm thấy rất tự hào và vinh dự khi được sống trong môi trường như ngày hôm nay. Bởi, qua chương trình anh biết được để có hòa bình, các thế hệ cha anh đã phải hy sinh rất nhiều xương máu để mang lại cuộc sống hòa bình.

"Qua chương trình này bản thân tôi thấy rất tự hào, tinh thần yêu nước của bản thân trỗi dậy và thấy rằng phải có trách nhiệm hơn, kế thừa những gì cha ông đã để lại để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng hơn" - anh Thuật nói.

Nhân dịp này, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa và kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến…đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kết thúc chương trình, bầu trời phía trên tượng đài Chiến thắng ở thành phố Điện Biên Phủ được thắp sáng bởi hàng trăm chiếc drone light, xếp thành những hình ảnh mang biểu tượng về Chiến thắng Điện Biên Phủ, như: Lá cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát; tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Một số hình ảnh của chương trình: