Truyền Thông Marketing Của Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Truyền Thông Marketing Của Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Giới thiệu ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện thuộc Viện Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trong những nơi đào tạo chính quy ngành học này đầu tiên của nước ta. Hơn nữa, chương trình đào tạo của trường được sinh viên đã và đang theo học đánh giá rất chuyên nghiệp, bài bản và không quá nặng nề. Sinh viên có kiến thức thực tế ngay trong quá trình học tập nên được đánh giá cao về năng lực làm việc khi ra trường.

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành đào tạo các kiến thức về báo chí truyền thông và công nghệ thông tin, thiết kế, sáng tạo và xây nên các sản phẩm mang tính ứng dụng trên các phương tiện trong lĩnh vực truyền thông khác nhau như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện…

Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về công nghệ đa phương tiện, về kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng, kiến thức nền tảng về mảng mỹ thuật và công nghệ thông tin. Kỹ năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm truyền thông mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những kỹ năng chuyên môn về báo chí, truyền thông để có thể tự tạo ra các ấn phẩm báo chí.

Thời gian đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là 4 năm. Tương đương với 128 tín chỉ chưa bao gồm các học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng an ninh. Sinh viên sau khi ra trường được cấp bằng cử nhân Truyền thông đa phương tiện.

Chương trình học của AJC thiên về sản xuất sản phẩm đa phương tiện gồm sản xuất ảnh, video, văn bản âm thanh… nên việc học luôn đi đôi với hành đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự học hỏi, mày mò, sáng tạo cao. Các bạn sẽ được học và rèn luyện rất nhiều kỹ năng viết kịch bản phim, sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa, xây dựng phần mềm máy tính để có thể tạo ra sản phẩm đồ họa như chỉnh sửa hình ảnh, xử lý biên tập âm thanh, vận dụng kỹ thuật 3D, 2D, thiết kế banner quảng cáo, catalog báo chí, thiết kế sách, truyện, thiết kế website, biết dựng và sáng tạo nội dung video,…

Chương trình đào tạo thiên về sản xuất các sản phẩm đa phương tiện có tính ứng dụng cao

Các học phần chuyên ngành nổi bật trong khung chương trình đào tạo gồm: Công chúng báo chí – truyền thông, Quan hệ công chúng và quảng cáo, Truyền thông sáng tạo, truyền thông xã hội và mạng xã hội, Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC), Thiết kế Web và ứng dụng, Thiết kế đồ họa, Sản xuất Audio, Sản xuất Video, Quản trị truyền thông trong khủng hoảng, Kịch bản và format trò chơi trực tuyến…

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường rất đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Đặc biệt là studio “bạc tỷ” của học viên cung cấp các trang thiết bị và không gian xịn sò cho các bạn thỏa sức sáng tạo.

Đội ngũ giảng viên của ngành đều là những thầy cô trẻ trung, nhiệt tình và thân thiện. Bên cạnh đó, đa phần các thầy cô đã được đi tu nghiệp nước ngoài nên trình độ chuyên môn rất cao và có phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại. Các bạn sinh viên sẽ được học các bài giảng được thiết kế riêng nên tính cập nhật thông tin theo thời đại là rất lớn.

Truyền thông đa phương tiện thuộc khối ngành nghiệp vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nên sinh viên sẽ được thực hành các kiến thức vào thực tiễn rất cao thông qua bài tập thực tế, bài tập nhóm, tiểu luận, kiến tập. Các bạn cũng sẽ có cơ hội tham quan, thực tập tại các cơ quan, báo đài, doanh nghiệp truyền thông có liên kết với trường để có thể quan sát thực tế, trải nghiệm những công việc liên quan đến chuyên môn.

Cơ hội việc làm khi ra trường

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện của AJC rất được các cơ quan báo chí, doanh nghiệp chào đón khi ra trường. Nên các bạn có rất nhiều lựa chọn việc làm ở nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong ngành truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh.

– Quản lý, biên soạn, xây dựng những nội dung báo chí, thông cáo, ấn phẩm, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo…

– Biên tập viên cho các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, thực hiện công tác xây dựng chương trình, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.

– Chuyên viên thiết kế với những công việc liên quan đến thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, banner, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc hệ thống nhận dạng thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp.

– Chuyên viên thiết kế website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.

– Chuyên viên thiết kế đồ họa 3D trong các ứng dụng trong trò chơi giải trí, sơ đồ công nghiệp, du lịch,.. tại các công ty chuyên về thiết kế đồ họa 3D.

– Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm đào tạo có liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện.

– Giám đốc sản xuất, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web…

Đánh giá tổng quan, ngành Truyền thông đa phương tiện mang đến rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển bản thân cho các bạn trẻ biết nắm bắt thời cơ. Do đó, bạn trẻ nào đang quan tâm và thấy mình phù hợp với ngành này thì hãy đăng ký dự tuyển ngay trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới thôi nào.

Ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm chuẩn 28,25/30 điểm, cao nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp.

Tối 17/8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn ở ba phương thức: xét bằng điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ, xét tuyển kết hợp (điểm SAT, IELTS hoặc tương đương).

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40.

Ở thang 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Theo sau là ngành Truyền thông đại chúng, cũng ở tổ hợp này, với 28,05.

Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy 24,68 tại tổ hợp A16 (Toán, Văn và Khoa học Tự nhiên), thấp nhất trong thang này. Các ngành khác gần như không dưới 25.

Với thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 38,12 tại ngành Lịch sử, tổ hợp C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử). Ngôn ngữ Anh, tổ hợp D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) thấp nhất với 34,7.

Năm ngoái, điểm chuẩn thi tốt nghiệp của học viện từ 24 đến 26,68 với thang 30 và 33,92-38,02 với thang 40. Những ngành thường lấy điểm chuẩn cao là Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Báo truyền hình.

Năm nay, học viện tuyển 2.050 sinh viên, tăng 100. Trường dành 15% chỉ tiêu để xét học bạ, 15% xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế kết hợp với học bạ, 70% còn lại dành xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thu học phí 507.000 đồng một tín chỉ, áp dụng với các chương trình đại trà. Các ngành Quảng cáo, Quan hệ công chúng chuyên nghiệp, Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Thông tin đối ngoại, Ngôn ngữ Anh, Xã hội học, Biên tập xuất bản thu cao hơn, dự kiến 1,05 triệu đồng mỗi tín chỉ.

Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn phí.

Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình

Một đặc điểm mà mọi người thường đánh giá cao về sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi. Nhờ vậy, ngay khi còn là sinh viên nhiều bạn đã có cơ hội làm việc trong các báo, đài truyền hình, đài phát thanh

Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ra trường chuyên ngành Báo truyền hình (Nguồn: Internet)

Khi ra trường sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành có cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi rất khắt khe về mọi mặt từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân đến ngoại hình. Nên dù đây là ngành cực hấp dẫn đối với giới trẻ thì các bạn cũng cần phải nỗ lực rất nhiều để đạt được vị trí công việc như mong muốn. Vì vậy, người trong ngành thường đùa vui “nghề này nhiều niềm vui mà cũng lắm thử thách”.

Các vị trí cụ thể các bạn sẽ làm khi ra trường gồm:

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường chuyên ngành Báo truyền hình cũng khá hấp dẫn đó nhé, khoảng 8 – 10 triệu đồng. Với các bạn có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn mức lương có thể từ 14 – 30 triệu đồng. Thực sự đây là nghề có mức lương đáng mong ước của các bạn trẻ ngày nay đúng không nào?

Trên đây là review thực tế về chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với những chia sẻ trong bài viết, mình hy vọng rằng đã giúp các bạn học sinh giải đáp được những thắc mắc về chuyên ngành này, để tự tin chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi đầu vào cũng như công việc sau này. Chúc các bạn thành công!